Top sân vận động lớn nhất thế giới – Narendra Modi là niềm tự hào của châu Á

Top 5 sân vận động lớn nhất thế giới hiện tại

Top sân vận động lớn nhất thế giới là thắc mắc của nhiều người hâm mộ. Ngoài Narendra Modi, khán giả 90phutTV còn biết đến ai nữa, đừng ngần ngại bình luận.

Các sân vận động lớn không chỉ mang lại bầu không khí thể thao sôi động mà còn giúp các tổ chức mang về nguồn thu khổng lồ. Ở thời điểm hiện tại, các sân đấu thể thao còn được nâng cấp để trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc hay lễ hội lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về top 5 sân vận động lớn nhất thế giới. 

Top 5 sân vận động lớn nhất thế giới hiện tại

Top 5 sân vận động lớn nhất thế giới hiện tại
Top 5 sân vận động lớn nhất thế giới hiện tại

Sân đấu Narendra Modi của Ấn Độ đang chạm sức chứa kỷ lục lên đến 132.000 chỗ ngồi và trở thành niềm tự hào của đại diện đến từ châu Á. Một điều bất ngờ là không có sân vận động nào nằm trong top các đội bóng nổi tiếng nhất thế giới. Hãy cùng 90phutTV tìm hiểu về top 5 sân vận động lớn nhất thế giới nhé. 

1. Narendra Modi

Narendra Modi được ghi nhận là sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa lên đến 132.000 chỗ ngồi. Sân còn được biết đến với tên gọi Motera Stadium, là một sân đấu cricket Ahmedabad, Gujarat, India. Sân vận động trên thuộc quyền sở hữu của Gujarat Cricket Association và đã có nhiều lần tổ chức các trận đấu lớn của bộ môn cricket ở cấp độ quốc tế.

Sân cricket trên được khởi công vào năm 1983 và có lần đầu tiên được cải tạo vào năm 2006. Cho đến năm 2015, sân vận động được đóng cửa để tiến hành dự án nâng cấp. Rất nhiều nhà thầu đấu tranh để giành uyền xây dựng. Cho tới năm 2020, sân được khánh thành trong dự án đầu tư lên đến 110 triệu euro.

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2021, sân cricket này đã được đặt lên là Narendra Modi để vinh danh thủ tướng thứ 14 của Ấn Độ. 

2. Sân vận động mùng 1 tháng 5 Rungrado 

Nắm giữ vị trí thứ 2 trong top sân vận động lớn nhất thế giới là sân Rungrado 1st of May hay còn được biết đến với tên gọi sân mùng 1 tháng 5 Rungrado nằm ở Bình Nhưỡng, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Với sức chứa lên đến 114000 khán giả, sân vận động mùng 1 tháng 5 là nơi tổ chức sự kiện lễ hội Arirang nổi tiếng. 

Theo đó, sau khi quyền đăng cai Olympic 1988 thuộc về Hàn quốc, vì lo sợ vị thế của mình trong cuộc đua với người anh em, Bắc Triều Tiên đã giành nhiều nỗ lực để đăng cai Lễ hội Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 13 bằng việc xây dựng một sân vận động to lớn. 

Sân vận động chính thức được khánh thành vào ngày mùng 1 tháng 5 năm 1989 và đã thành công tổ chức Lễ hội Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ 13 với sự tham gia của 22 nghìn đại biểu đến từ 177 quốc gia. 

3. Michigan Stadium

Sân Michigan là sân bóng bầu dục của trường đại học Michigan
Sân Michigan là sân bóng bầu dục của trường đại học Michigan

Sân Michigan là sân bóng bầu dục của trường đại học Michigan. Với sức chứa lên đến, 107600 khán giả, Michigan Stadium là sân vận động lớn nhất nước Mỹ và bán cầu Tây của thế giới. Bên cạnh đó, sân Michigan còn được biết đến với tên gọi “The Big House” và lọt top 3 sân vận động lớn nhất thế giới.

Sân Michigan được khởi công xây dựng vào năm 1927 trong qũy đầu tư 950.000 đô – số tiền có thể được ước tính khoảng 22 triệu đô ở thời điểm hiện tại. Michigan ban đầu chỉ đạt sức chứa khoảng 72000 chỗ ngồi. The Big House được tái xây dựng vào ngày 4 tháng 9 năm 2010.

Thời điểm hiện tại, Michigan Stadium là niềm tự hào của vùng đông bắc Hoa Kỳ. Các trận đấu bóng bầu dục được tổ chức trên The Big House thường xuyên chạm mốc 100.000 cổ động viên trở lên, trở thành biểu tượng của môn bóng bầu dục Mỹ. 

4. Beaver Stadium

Beaver Stadium về đích thứ 4 trong top sân vận động lớn nhất thế giới với sức chứa được ghi nhận khoảng 106500 khán giả. Beaver Stadium là sân bóng bầu dục nằm trong khuôn viên của trường đại học Pennsylvania State University. Sân Beaver là sân vận động lớn thứ 2 của nước Mỹ.

Được biết, Beaver Stadium có sức chứa khoảng 30.000 chỗ ngồi ở phiên bản sơ khai. Nó đã trải qua tổng cộng 6 lần sửa đổi trong lịch sử phát triển. Cho đến năm 2001, Beaver Stadium có diện mạo mới khi thêm nâng cấp khán đài phía Nam, che đi tầm nhìn ra núi Nittany nhưng đã biến mang lại một bầu không khí sôi động hơn.

Beaver Stadium từng được bình chọn là sân vận động bầu dục của năm 2016 theo USA Today. 

5. Ohio Stadium

Ohio Stadium là địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn
Ohio Stadium là địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn

Cái tên cuối cùng nằm trong top 5 sân vận động lớn nhất thế giới là Ohio Stadium thuộc trường đại học bang Ohio. Sân bóng bầu dục trên được ghi nhận có sức chứa khoảng 102.700 cổ động viên và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “The Horseshoe”, “The Shoe”, “The House That Harley Built”.

Ohio Stadium cũng đã trải qua nhiều lần chuyển mình để có được diện mạo của môn sân vận động đa năng. Ở lần nâng cấp gần nhất, Ohio Stadium đã nhận quỹ đầu tư lên đến 42 triệu đô vào năm 2014 để tiến hành quá trình sửa đổi. 

Ngoài phục vụ cho bộ môn thể thao, Ohio Stadium là địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc lớn. Sân Ohio từng chào đón những nghệ sĩ lừng danh của nước Mỹ như Taylor Swift, Beyoncé, Jay-Z hay Morgan Wallen.

Lời kết

Top sân vận động lớn nhất thế giới chắc chắn đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng khác giả. Các sân đấu trên đều là niềm tự hào của các quốc gia. Hầu hết các sân vận động có sức chứa ấn tượng sẽ không chỉ dành để phục vụ các bộ môn thể thao, mà còn là địa điểm tổ chức các sự kiện lớn và đem về tiền bản quyền truyền hình khổng lồ.

error: Content is protected !!